Công ty Hoàng Minh là một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đo công suất máy chính để gửi kết quả có xác nhận của Đăng kiểm cho đơn vị thiết kế để tính hiệu quả năng lượng EEDI
SỐ LIỆU VÒNG QUAY VÀ CÔNG SUẤT LẤY TRÊN ĐỒNG HỒ HIỂN THỊ VÀ THIẾT BỊ ĐO CÔNG SUẤT GẮN TRÊN TRỤC CHÂN VỊT
Chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng yêu cầu (EEDI yêu cầu) được qui định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26: 2018/BGTVT về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu và trong sửa đổi bổ sung Phụ lục VI công ước MARPOL có hiệu lực ngày 01/01/2013
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu (số hiệu: QCVN 26:2018/BGTVT) do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 09/2019/TT-BGTVT ngày 01 tháng 3 năm 2019.
QCVN 26:2018/BGTVT quy định về việc kiểm tra, kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên các tàu biển Việt Nam, các giàn cố định, di động trên biển, các kho chứa nổi sử dụng cho mục đích thăm dò và khai thác dầu khí trên biển (sau đây gọi tắt là “tàu”).
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại 1.1.1 là Cục Đăng kiểm Việt Nam (sau đây trong viết tắt là “Đăng kiểm”), các chủ tàu, các cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải và sửa chữa tàu, các cơ sở chế tạo động cơ, trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên tàu.
Chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng yêu cầu (EEDI yêu cầu)
1. EEDI đạt được của các tàu ở (1) đến (3) dưới đây không được vượt quá EEDl yêu cầu được tính theo công thức dưới đây:
EEDI đạt được ≤ EEDI yêu cầu = (1-X/100) x giá trị đường tham khảo
Trong đó:
X: Hệ số giảm nêu ở Bảng 8.8 cho EEDI yêu cầu so với đường tham khảo EEDI.
Giá trị đường tham khảo: a x b-c
a, b và c: Các thông số cho trong Bảng 8.9.
2. Đối với mỗi tàu mới hoặc tàu hiện có được hoán cải lớn đạt đến mức độ mà tàu đó được Đăng kiểm coi là tàu đóng mới, EEDI đạt được phải được tính và thỏa mãn các yêu cầu ở -1 với hệ số giảm áp dụng tương ứng với loại và kích thước của tàu được hoán cải vào ngày của hợp đồng hoán cải hoặc ngày bắt đầu hoán cải nếu không có hợp đồng hoán cải.
3. Nếu thiết kế của một tàu cho phép tàu thuộc vào từ hai loại định nghĩa về loại tàu nêu trên, EEDI yêu cầu của tàu phải là loại EEDI yêu cầu nghiêm ngặt nhất (tức là giá trị thấp nhất).
4. Đối với mỗi tàu phải áp dụng 3.3, công suất máy chính lắp đặt không được nhỏ hơn công suất đẩy cần thiết để duy trì khả năng điều động tàu trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt được xác định theo MEPC.232(65).
Chú thích:
1. Hệ số giảm được nội suy tuyến tính giữa hai giá trị phụ thuộc vào kích thước tàu. Giá trị thấp hơn của hệ số giảm phải được áp dụng cho kích thước tàu bé hơn.
2. Giai đoạn 1 bắt đầu cho các tàu từ ngày 1 tháng 9 năm 2015;
3. Hệ số giảm áp dụng cho các tàu bàn giao vào hoặc sau ngày 01 tháng 9 năm 2019, như được định nghĩa ở 3.1.2-1(22);
4. Giai đoạn 0 áp dụng cho các tàu mới sau:
5. Giai đoạn 1 áp dụng cho các tàu mới sau:
6. Giai đoạn 2 áp dụng cho các tàu mới sau:
7. Giai đoạn 3 áp dụng cho các tàu mới sau:
Chú thích: (*): được sử dụng từ giai đoạn 2 nêu ở Bảng 8.8 trở đi.
Quy trình thử
1. Chuẩn bị thử
Trước khi thử, chủ tàu, nhà máy và Đăng kiểm phải tiến hành họp để thống nhất nội dung và chương trình thử, kết hợp một cách hợp lý với thời điểm thử đường dài của tàu, sao cho điều kiện yêu cầu của thử tốc độ này được áp dụng thoả mãn với điều kiện thử đường dài.
2. Điều kiện môi trường
Thử công suất – tốc độ phải được tiến hành ở địa điểm có điều kiện môi trường ổn định và chỉ có tác động nhỏ nhất có thể đến tàu, để sao cho tránh được các tác động không dự tính trước của môi trường đến kết quả thử. Điều kiện thử này thực hiện được ở vị trí được bảo vệ (sóng, dòng chảy và gió được hạn chế). Ngoài ra, vùng biển để thử nên được lựa chọn sao cho tránh được khu vực giao thông đi lại của tàu thuyền. Điều kiện thử phải đảm bảo:
(1) Gió không vượt quá cấp 6
(2) Dòng chảy ổn định
(3) Tầm nhìn tốt, không có sương mù
3. Đo chiều chìm và lượng chiếm nước của tàu
Chiều chìm và khối lượng riêng của nước biển được đo khi tàu xuất phát để thử. Chiều chìm được đo bằng cách đọc thang mớn nước của tàu từ xuồng nhỏ.
Khối lượng riêng của nước biển được đo bằng tỉ trọng kế, nhiệt độ của nước biển được đo và ghi lại.
Lượng chiếm nước của tàu được tính từ số liệu đo nêu trên dựa vào bản vẽ tuyến hình hoặc bảng thuỷ tĩnh.
4. Điều kiện thử của tàu:
- Sai khác lượng chiếm nước giữa thử mô hình và thử đo công suất – tốc độ phải nằm trong phạm vi 2% trong suốt quá trình thử.
- Mớn nước xác định tại đường vuông góc, độ chúi và lượng chiếm nước khi thử đo công suất - tốc độ xác định tại mớn trung bình đọc tại thước nước.
- Mớn nước tại đường vuông góc, độ chúi và lượng chiếm nước xác định tại thời điểm bắt đầu cuộc thử.
- Điều kiện thử ở trạng thái mớn nước dằn gần tương tự với mớn nước ở trạng thái thử mô hình như sau:
+ Mớn nước đường vuông góc mũi: TF = 4.50m
(tương ứng tại thước nước mũi TF = 4.54 m)
+ Mớn nước tại đường vuông góc lái: TA = 6.70 m
(tương ứng tại thước nước lái TA = 6.60 m
+ Thể tích chiếm nước: 23065.8 m3
- Thân tàu và chân vịt phải sạch, không bị bám hà đến mức độ có thể được.
- Phải thực hiện thử vào ban ngày, trời không bị sương mù, gió không quá cấp 6 Bô pho
5. Yêu cầu thử
- Thử tốc độ phải được thực hiện trên cùng một khu vực, mỗi lần chạy thử, điểm bắt đầu phải ở cùng một vị trí, đường chạy xuôi và ngược ở trên cùng một đường thẳng và cùng khu vực của lần chạy trước. Yêu cầu về điều kiện chạy này để tránh trạng thái biển và gió khác nhau.
- Thời gian của thử công suất – tốc độ phải đủ dài để đảm bảo việc đo được thực hiện chính xác. Thời gian chạy phải giống nhau cho tất cả các lần chạy, tối thiểu 10 phút.
- Hướng chạy thử phải sao cho chạy theo hướng song chính.
- Khi thử, góc bánh lái phải được giữ ở vị trí tối thiểu khi duy trì hướng tiến ổn định. Trong quá trình chạy thử tốc độ góc một lần bẻ lái phải không quá 5 độ.
- Giai đoạn ổn định phải đủ dài để đảm bảo trạng thái của tàu ổn định trước khi bắt đầu mỗi lần thử tốc độ. Trong giai đoạn ổn định, tàu phải được giữ hướng với góc bánh lái nhỏ nhất.
- Để đảm bảo tàu đạt trạng thái ổn định, các giá trị đo về vòng quay trục và tốc độ tàu phải được kiểm soát ở vị trí điều khiển. Trạng thái được coi là ổn định khi vòng quay trục và tốc độ tàu ổn định.
- Thử 5 lần chạy ngược – xuôi ở với 3 chế độ công suất như sau:
+ 2 lần chạy ngược – xuôi (ở cùng chế độ công suất) khoảng 85% công suất liên tục lớn nhất (85% M.C.R)
+ 2 lần chạy ngược – xuôi (ở cùng chế độ công suất) ở khoảng công suất EEDI (75% M.C.R)
+ 1 lần chạy ngược – xuôi (ở cùng chế độ công suất) ở khoảng công suất 65% M.C.R và 100% MCR.
6. Báo cáo thử công suất – tốc độ
(1) Việc thử phải được lưu ý để đo và ghi lại các thông số phục vụ nội dung lập báo cáo kết quả của mỗi lần thử như sau:
- Kết quả vận tốc của mỗi lần chạy
- Ngày và giờ bắt đầu thử tốc độ
- Lần chạy
- Vị trí tàu
- Hướng tàu
- Thời lượng chạy
- Vận tốc trung bình
- Giá trị trung bình và độ lệch tiêu chuẩn của mô men xoắn
- Giá trị trung bình và độ lệch tiêu chuẩn của vòng quay trên trục (rpm)
- Giá trị trung bình và độ lệch tiêu chuẩn của công suất trên trục
- Giá trị trung bình và độ lệch tiêu chuẩn của bánh lái
- Các số liệu liên quan đến gió (vận tốc, hướng)
- Độ sâu vùng nước thử
- Các số liệu liên quan đến sóng (chiều cao, chu kỳ và hướng sóng đáng kể)
(2) Sau khi kết thúc thử. Nhà máy chủ tàu phải có trách nhiệm lập báo cáo kết quả thử công suất – tốc độ, trong đó có mô tả tổng quan về các điều kiện thử và các hiệu chỉnh đã áp dụng để xác định tốc độ khai thác của tàu và tốc độ EEDI.
(3) Báo cáo kết luận tốc độ khai thác của tàu và tốc độ EEDI từ kết quả xử lý thử công suất – tốc độ tàu.
sau khi thử sẽ có kết quả được ghi lại và báo cáo cho Đăng kiểm, ĐKV của VR sẽ ký xác nhận sau đó gửi cho Công ty Thiết kế tính toán giá trị EEDI và gửi cho Phòng Quy Phạm-Cục Đăng kiểm Việt Nam duyệt như sau:
Kết quả đo công suất của tàu hàng có thông số như sau:
Tên tàu/số hiệu thân tàu/ký hiệu thiết kế: VIỆT THUẬN 095-02/S95-02
Các kích thước chính:
Chiều dài lớn nhất Lmax: 119.915 (m) Chiều rộng lớn nhất Bmax : 17.640 (m)
Chiều cao mạn: 9.60 (m) Chiều chìm (mùa hè): 7.20 (m)
Trọng tải toàn phần: 9326.8 (T) Lượng chiếm nước toàn tải: 11873.8 (T)
Hệ thống động lực:
Kiểu và nhà chế tạo máy chính: 8320ZCd-10-GUANGZHOU DIESEL ENGINE FACTORY CO.,LTD
Số lượng: 01 Công suất (MCO): 2427 (KW) Vòng quay định mức 550 (v/ph)
SỐ LIỆU VÒNG QUAY VÀ CÔNG SUẤT LẤY TRÊN ĐỒNG HỒ HIỂN THỊ VÀ THIẾT BỊ ĐO CÔNG SUẤT GẮN TRÊN TRỤC CHÂN VỊT
Trụ sở Công ty
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ KỸ THUẬT HÀNG HẢI HOÀNG MINH
Địa chỉ: Số 88A Lô 3 Khu 97 Bạch Đằng, Phường Hạ Lý, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng
Văn phòng giao dịch: Số 13 Ngõ 69, Đường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Thành Phố Hải Phòng
Điện thoại: +84 225 3261688 Fax: +84 225 3261699
Di động/Zalo/WhatsApp/WeChat/Telegram: 0904057889
Email: service@hoangminhmarine.vn
Website: www.hoangminhmarine.vn
Số Tài khoản: 686828268888 - Ngân Hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Bắc Hải Phòng.
Mã số thuế Công ty: 0202097731